Sunday, 23 September 2012

Những hồ bơi đẹp và độc đáo trên thế giới



Những hồ bơi đẹp và độc đáo trên thế giới

Thiết kế với góc nhìn khác lạ khiến các hồ bơi này thu hút nhiều người đến để thưởng thức cảm giác mới lạ khi thoải mái đắm mình trong làn nước mát.

Hồ bơi Hugh Hefner Sky Villa tại khách sạn Palms Hotel. Las Vegas, Mỹ.
Hồ bơi ngoài trời được đặt nhô ra hẳn tòa nhà tại khách sạn Joule Hotel, Dallas, Mỹ.
Hồ bơi rất đẹp tại Bulgari Hotel Resort ở khu du lịch Bali, Indonesia.
Hồ bơi Hotel Grand Portillo, Chili với phong cảnh băng tuyết xung quanh.
Hồ bơi Alila Ubud tại Bali, Indonesia.
Hồ bơi Bondi Icebergs, Sydney, Australia, được đặt sát ngay bờ biển.
Sóng lớn có thể ập vào trong hồ bơi Bondi Icebergs.
Hồ bơi tĩnh lặng thanh bình tại Pimalai Resort, Ko Lanta, Thái Lan.
Hồ bơi độc đáo tại Towers Hotel nằm trên đảo Taipa, Macau.
Hồ bơi Banyan Tree Hotel, nằm trong vịnh Intendance Bay, Seychelles.
Hồ bơi Harbour Plaza Hotel tại Hong Kong.
Hồ bơi được bố trí ngay trên hành lang đường đi bên dưới.
Hà Mai(Ảnh: Topito)

SOURCE
http://nhadep.vnexpress.net/gl/nha-dep/khong-gian-song/2012/07/nhung-ho-boi-dep-va-doc-dao-tren-the-gioi/

Wednesday, 9 May 2012

Nhà thiết kế Verner Panton







Ngày 05.05.2012, 06:19 (GMT+7)
Nhà thiết kế Verner Panton
SGTT.VN - Verner Panton (1926 – 1998) là bậc thầy của “phong cách thiết kế vị lai”, được coi là một trong những nhà thiết kế nội thất có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 của Đan Mạch. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã tạo ra nhiều mẫu thiết kế đầy sáng tạo, lý thú, đặc biệt là việc sử dụng chất liệu nhựa tổng hợp kết hợp với màu sắc sống động và có những hình dáng hữu cơ kỳ lạ đầy mê hoặc. Những mẫu thiết kế từ những năm 60 của ông hiện vẫn được nhà sản xuất Vitra tiếp tục sản xuất và bán rộng rãi trên khắp thế giới.
“Lựa chọn màu sắc không phải là một canh bạc, nó quyết định ý thức. Mỗi màu sắc đều có một ý nghĩa và chức năng riêng của nó. Cái đẹp có thể trở thành xấu xí và xấu xí cũng có thể là đẹp. Đối với tôi, màu sắc quan trọng hơn hình thức.” - Verner Panton
Verner Panton sinh năm 1926 tại Gantofte, Đan Mạch. Một điều thú vị là thời thơ ấu của Verner Panton không bộc lộ khả năng ông có thể trở thành một nhà thiết kế. Cha mẹ ông là chủ quán trọ ở Gantofte, một ngôi làng nhỏ trên đảo Funen. Gia đình ông không có ai theo nghệ thuật, tuy vậy từ nhỏ ông lại ao ước trở thành một nghệ sĩ nhưng khả năng vẽ khá nghèo nàn. Không nản chí, ông cũng cố gắng thi vào được trường Cao đẳng kỹ thuật tại Odensen, là thị trấn lớn nhất trên đảo vào năm 1944. Sau đó, Đan Mạch bị Đức Quốc xã chiếm đóng, Panton đã tham gia kháng chiến. Đến cuối thế chiến thứ II, ông đã phải lẩn trốn trong nhiều tháng vì địch phát hiện ông giấu vũ khí trong phòng của mình. Sau khi hoàn thành khoá học tại Odense, Panton chuyển đến Copenhagen vào năm 1947 để tiếp tục học kiến trúc tại Học viện mỹ thuật Hoàng gia, Đan Mạch.
Không gian Panton, 1970
Vào những năm 1950, sau chiến tranh thế giới thứ II là thời của thế hệ “Beat”, tập trung các nghệ sĩ trẻ Mỹ, châu Âu bao gồm các nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, thiết kế… Họ bài trừ chủ nghĩa vật chất, trải nghiệm bản thân với thuốc kích thích gây ảo giác, quan tâm tới tôn giáo phương Đông, lý tưởng hoá sự cởi mở, đón nhận mọi trải nghiệm… Họ thường sở hữu một chiếc xe tải cũ để đi du lịch khắp nơi. Một trong những chiếc xe Volkswagen có thiết kế kỳ cục nhất thuộc về Verner Panton, một kiến trúc sư trẻ người Đan Mạch, là người đã chế nó thành một studio di động. Cứ vài tháng, Panton đều rời Copenhagen trong chiếc Volkswagen để đi khắp châu Âu, gặp gỡ những người đồng nghiệp cũng như nhà phân phối để trao đổi, sản xuất và bán ý tưởng thiết kế của mình. Ông có liên kết chặt chẽ với nhiều nhà thiết kế Đan Mạch nổi tiếng vào thời đó. Pøul Henningsen, nhà thiết kế ánh sáng, đã giảng dạy tại học viện Nghệ thuật Hoàng gia Copenhagen, Đan Mạch. Sau khi tốt nghiệp, ông làm tại công ty kiến trúc của Arne Jacobsen từ năm 1950 – 1952, trong thời gian này ông học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm từ nhà thiết kế lỗi lạc Arne Jacobsen và những đồng nghiệp. Sau khi rời văn phòng của Jacobsen, Panton làm việc thiết kế và là kiến trúc sư tự do. Ông cũng tạo dựng sự nghiệp và tìm kiếm cho mình hướng đi cũng như phong cách riêng, ông tìm ra một studio riêng cho việc thiết kế và bắt tay với nhà sản xuất Fritz Hansen vào năm 1955. Những thiết kế nội thất của ông có tên Plus - Linje đã thu hút sự chú ý bởi những dạng hình học của nó. Những năm sau đó, Panton đã tạo ra vô số những thiết kế cho nội thất để ngồi và thiết bị chiếu sáng. Panton cũng làm bạn với nghệ nhân thiết kế nổi tiếng Hans J Wegner, trong khi Wegner nổi tiếng với kỹ năng của mình trau chuốt những chiếc ghế cổ điển hiện đại Đan Mạch bằng gỗ tếch thì Panton có niềm đam mê bất tận với chất liệu nhựa và ông nhanh chóng tạo ra những thiết kế sống động dưới các dạng hình học của phong cách Pop Art.
Cảm hứng của ông xuất phát từ những gam màu sáng và hoạ tiết dạng hình học biểu lộ trong đủ loại hàng dệt may thiết kế. Bằng cách hợp nhất các chi tiết của căn phòng: sàn nhà, tường, trần nhà, đồ đạc, ánh sáng, vải, panen ốp tường được tráng men hoặc làm bằng chất dẻo mang đậm tính nghệ thuật, sự sắp đặt nội thất của Panton đã tạo nên một phong cách riêng đi vào huyền thoại. Ví dụ điển hình nhất là sự bài trí nội thất trên thuyền Visiona trong hội chợ nội thất Cologne năm 1968 và 1970, nhà xuất bản Spiegel ở Hamburg năm 1969 và nhà hàng Varna ở Aarhus năm 1970.
Triển lãm thiết kế Không gian và ánh sáng Verner Panton.
Panton hợp tác với Vitra – một công ty nội thất lớn của Thuỵ Sĩ vào những năm đầu của thập kỷ 1960, khi công ty quyết định phát triển thiết kế được biết đến nhiều nhất của Panton, chiếc ghế cùng tên họ của ông: “ghế Panton”, chiếc ghế lần đầu được ra mắt vào năm 1967. Chiếc ghế này cũng là sản phẩm độc lập được phát triển bởi Vitra.
Tất cả các mẫu thiết kế của ông đều rất hiện hành vào giữa thế kỷ 20, xuất hiện trên nhiều tạp chí danh tiếng như bộ đèn Con sò được nhà thiết kế Perter Savill chọn để chụp trong căn hộ của mình tại Mayfair, London. Trang bìa tạp chí British Vogue với siêu mẫu Kate Moss khoả thân ngồi trên chiếc ghế Panton. Ông giành được nhiều giải thưởng khác nhau, những mẫu thiết kế từ những năm 1960 của ông tiếp tục sản xuất và trưng bày tại triển lãm Verner Panton: Ánh sáng và màu sắc tại bảo tàng Trapholdt tại Kolding, Đan Mạch. Triển lãm dự kiến mở cửa vào 17.9.1998 nhưng không may là ông đã qua đời 12 ngày sau đó. Những thiết kế được chỉnh sửa của Panton bởi Vitra, cũng như triển lãm về những thiết kế nhằm hồi tưởng Panton được trưng bày tại bảo tàng thiết kế Vitra vào năm 2000, cũng là một nhân chứng cho mối quan hệ đặc biệt giữa Vitra và Panton.
Một số Thiết kế tiêu biểu:
Ghế Panton (Panton chair) ghế Panton là một kiệt tác thiết kế nội thất. Verner Panton tạo ra nó vào năm 1960 cùng với Vitra. Ông phát triển phiên bản của chiếc ghế cho bộ series sản phẩm năm 1967. Nó là một trong những chiếc ghế gần như đầu tiên được đúc khuôn bằng nhựa dẻo. Kể từ khi được đưa ra thị trường, ghế Pantan đã phải trải qua vài giai đoạn sản xuất. Chỉ cho đến tận ngày nay mới có thể sản xuất nó theo dây chuyền với ý tưởng ban đầu của Panton – chiếc ghế được làm từ loại nhựa dẻo siêu bền, không phai màu và có bề mặt không bóng. Chiếc ghế đem lại một chỗ ngồi thoải mái ôm lấy người ngồi nhờ thiết kế tạo hẫng của chân đế, chất liệu dẻo mềm và hình dáng của chiếc ghế. Hình dạng điêu khắc của chiếc ghế làm cho nó có cái nhìn đẹp ngay cả khi nó đứng riêng lẻ hoặc theo bộ nhiều chiếc. Ghế có thể được sử dụng cả trong nhà lẫn ngoài trời.

Chiếc ghế Panton đã giúp Panton giành được nhiều giải thưởng thiết kế trên toàn thế giới và mang lại vẻ vang cho nhiều bảo tàng đã sở hữu nó. Hình dáng bắt mắt của chiếc ghế đã làm cho nó trở thành biểu tượng của thiết kế thế kỷ 20.
Chất liệu của chiếc ghế được làm từ bọt nhựa cứng, bề mặt được sơn mài bóng. Chiếc ghế có sẵn với nhiều loại màu trên thị trường, nhưng theo phiên bản gốc chủ yếu là đỏ, đen, trắng.
  Hệ thống ghế 1 2 3 (System 1 2 3 chair) nhà sản xuất Verpan giới thiệu hai chiếc ghế nguyên bản được thiết kế bởi Verner Panton vào năm 1973. Bộ sưu tập ban đầu có 20 mô hình khác nhau với các biến thể về chiều cao, có chỗ tựa tay và nghỉ chân. Bộ sưu tập được công chúng nồng nhiệt đón nhận vào thời điểm đó, một nhà phê bình đã viết: “Chúng tôi chưa bao giờ được nhìn thấy một bộ sưu tập ghế như 20 mô hình như thế này”. Các mẫu mới bao gồm một chiếc ghế cho phòng ăn và một chiếc ghế tựa nghỉ ngơi – hai mẫu ghế này đều theo phiên bản gốc là làm bằng cao su bọt đúc bọc với vải và phiên bản khác được bọc da, mang lại cảm giác sang trọng. Panton mất ba năm để thiết kế và phát triển mẫu này, kết quả là ông có một mẫu thiết kế độc đáo và tuyệt đẹp. Ông đã mô tả như sau: “Tôi muốn thiết kế mẫu này như mọc lên khỏi mặt sàn – biến nó thành một cái gì đó hữu cơ và không bao giờ có khái niệm ghế phải có bốn chân.” Chân ghế được làm bằng thép không gỉ và thân được bọc vải. Trong phiên bản sau này, nhà sản xuất Verpan đã sử dụng bọt cao su để tăng thêm sự êm ái và thoải mái cho người ngồi.

  Ghế Panton C1: sự nghiệp thiết kế của Panton nở rộ nhất vào cuối thập kỷ 1950. Với một loạt đồ nội thất có hình dạng hình học cơ bản, ông đã tiên phong cho các ý tưởng nghệ thuật hiện đại và cấu trúc của chân ghế hoàn toàn đi theo sự sang trọng hiện đại của phong cách hiện đại Scandinavian. Với chiếc ghế bành C1 được làm ra vào cùng khoảng thời gian đó, Verner Panton lần đầu tiên chọn thiết kế theo mặt cắt của hình cầu. Nằm trên trục xoay và hơi nghiêng, chỗ ngồi của ghế tạo nên một sự thoải mái, kể cả khi ngồi thư giãn, ngả lưng hay ngồi thẳng.
sự nghiệp thiết kế của Panton nở rộ nhất vào cuối thập kỷ 1950. Với một loạt đồ nội thất có hình dạng hình học cơ bản, ông đã tiên phong cho các ý tưởng nghệ thuật hiện đại và cấu trúc của chân ghế hoàn toàn đi theo sự sang trọng hiện đại của phong cách hiện đại Scandinavian. Với chiếc ghế bành C1 được làm ra vào cùng khoảng thời gian đó, Verner Panton lần đầu tiên chọn thiết kế theo mặt cắt của hình cầu. Nằm trên trục xoay và hơi nghiêng, chỗ ngồi của ghế tạo nên một sự thoải mái, kể cả khi ngồi thư giãn, ngả lưng hay ngồi thẳng.
Chiếc ghế C1 có thể thích hợp với những căn hộ riêng, khách sạn, khu vực lễ tân và có thể được tôn lên nếu kết hợp với những đồ dùng phù hợp.
  Ghế trái tim (Heart chair) “Đa số mọi người đều sống một cuộc sống ảm đạm, nhàm chán và sợ làm cho cuộc sống của mình trở nên màu sắc. Mục đích chính trong công việc của tôi là khơi gợi mọi người vận dụng trí tưởng tượng của mình và làm cho mọi thứ xung quanh họ trở nên thú vị hơn” – Verner Panton.
“Đa số mọi người đều sống một cuộc sống ảm đạm, nhàm chán và sợ làm cho cuộc sống của mình trở nên màu sắc. Mục đích chính trong công việc của tôi là khơi gợi mọi người vận dụng trí tưởng tượng của mình và làm cho mọi thứ xung quanh họ trở nên thú vị hơn” – Verner Panton.
Vào giữa thập kỷ 1950, sau khoảng thời gian đi chu du khắp châu Âu trên chiếc xe Volkswagen và cũng là studio di động của mình, năm 1958, ông quay lại Đan Mạch với rất nhiều ý tưởng độc đáo, một trong những ý tưởng đó có liên quan tới chiếc ghế nón có hình trái tim.
Thách thức với quy luật, chiếc ghế nón đáng kinh ngạc và gây sốc khi được trưng bày tại ô kính bày hàng ở New York. Cảnh sát đã phải đề nghị gỡ chiếc ghế xuống để tránh gây ách tắc giao thông vì mọi người tò mò trước hình dáng và vẻ đẹp của chiếc ghế này. Ghế nón trái tim lấy tên từ hình dạng trái tim của nó.
Khung ghế được gia cố bằng sợi thuỷ tinh và vỏ bọc mềm và có đệm ngồi. Lớp vỏ bằng vải sợi bông có sẵn nhiều màu. Chân đế bằng thép không gỉ và sáng bóng.
Ghế Amoebe (the Panton Amoebe chair) ghế Amoebe vốn dĩ được tưởng tượng ra cho sự sắp đặt bài trí trên thuyền Visiona. Nó là một ví dụ tuyệt vời cho dòng ghế dựa thấp và là tiêu biểu cho tinh thần của những năm đầu thập kỷ 1970. Phiên bản mới của chiếc ghế sau khi tái chế còn mang lại cảm giác dễ chịu hơn với chỗ tựa lưng linh hoạt của nó. Chiếc ghế lưng cao uốn cong phía trên đầu của người ngồi, làm cho hình dáng chiếc ghế giống như một tác phẩm điêu khắc. Chiếc ghế lưng cao Amoebe tạo nên cảm giác có được sự che chở và riêng tư trong một khoảng không gian lớn và rộng.
Đèn treo hình chậu hoa (flower pot pendant) một đồ vật không thể trở thành một biểu tượng thiết kế cho đến khi nó trải qua sự thử thách của thời gian và xuất hiện một cách tự nhiên trong những khung cảnh khác nhau, tạo cho mình trở thành một hiện tượng tiêu biểu. Chiếc đèn nổi tiếng này được thiết kế vào năm 1969. Về những mẫu đèn do Panton thiết kế, Flower Pot và Topan là nổi bật nhất trong số những thiết kế đơn giản và đáng nhớ nhất. Những chiếc đèn này đã được sản xuất lại tại Unique Interieur.
Một số thiết kế khác:
Đèn Panthella được thiết kế vào năm 1971, đèn Panthella là một trong những thiết kế được ưa chuộng của Panton. Nguyên tắc ánh sáng cơ bản nhằm tạo ra một chiếc đèn mà nguồn ánh sáng phát ra ẩn dưới chụp đèn màu trắng sữa và chân đèn màu trắng có hình dạng giống như kèn trumpet, góp phần tạo nên sự phân phối ánh sáng hài hoà và làm cho chiếc đèn có hình dáng hoàn chỉnh. Ngoài ra Panton còn thiết kế thêm đèn đứng cùng tên có hình dáng giống như chiếc đèn bàn Panthella.
Đèn Topan những chiếc đèn của Panton giống như một bữa tiệc của sắc màu. Dùng phục vụ cho nhà hàng và khách sạn, được treo thành cụm, chúng mang lại không khí lễ hội. Topan là một hình cầu đơn giản với ánh sáng nổi bật phát ra từ quả cầu.
Đèn Panthella
Đèn Topan
Ghế hình nón.
Ghế nón khung thép.
Bộ ghế tiệc ngoài trời.
Ghế con công.
Ghế Tivoli cho trẻ em.
Ghế Pantonova.
Ghế Panton theo trường phái Pop art những năm 1960.
Đồ giữ lạnh rượu vang Bar Boy.
Đèn treo Verpan vui vẻ (Verpan Fun)
Bộ để đồ ăn.
Đèn VP hình cầu Pendant.
tổng hợp: KILA
source

http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/163496/Nha-thiet-ke-Verner-Panton.html

Wednesday, 22 February 2012

Mẫu thiết kế ghế New Amsterdam của văn phòng thiết kế Hà Lan UNStudio


Ngày 18.02.2012, 07:29 (GMT+7)


SGTT.VN - Ấn tượng đầu tiên của người nhìn chiếc ghế này từ phía trước trông giống như một bức tượng không đầu với hai bàn tay đút vào túi quần…

Thực chất mẫu ghế New Amsterdam này do UNStudio thiết kế dành cho nhãn hiệu Wilde+Spieth được lấy nguồn cảm hứng từ hình dáng cấu tạo bên ngoài của cơ thể con người.

Ban đầu chiếc ghế này được thiết kế dành cho New Amsterdam Plein and Pavilion ở New York, và từ đó biến đổi thành một chiếc ghế đa chức năng, sử dụng trong các môi trường khác nhau, không những trong nhà mà cả ở ngoài trời. Điểm ưu việt của chiếc ghế này là dễ dàng xếp gọn thành chồng với nhau.

Theo: Detail Daily

source
http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/158105/Mau-thiet-ke-ghe-New-Amsterdam-cua-van-phong-thiet-ke-Ha-Lan-UNStudio.html

Monday, 2 January 2012

Resort tại gia


Resort tại gia

SGTT.VN - Với diện tích 70m2, căn hộ được thiết kế thành một phòng chung lớn đầy đủ các chức năng cần thiết cho một gia đình nhỏ và đặc biệt mang lại cảm giác nghỉ ngơi, thư giãn như ở resort.

Ngay từ sảnh vào, sàn được trải sỏi và lót ván gỗ – một động tác đơn giản nhưng hiệu nghiệm, cảm giác của sự nghỉ ngơi đến ngay lập tức. Tiếp đến, một không gian thông suốt các phòng, thoáng và sáng với các vách ngăn bằng cửa lá sách, vách ngăn trang trí đơn giản và những tấm màn lụa thêu nhẹ nhàng đã mang đến sự riêng tư khi cần thiết.

Màu sắc của nội thất với tông màu gỗ bình dị với những thiết kế đường nét đơn giản mang hơi hướng châu Á như chiếc bàn chân quỳ, hoạ tiết chuồn chuồn... kết hợp vật liệu tự nhiên như mây, cói, lụa... Đâu đó điểm thêm chút xanh rêu, vàng cam. Tất cả mang đến một hương vị đậm đà nhưng vẫn thanh thoát, thật gần gũi và ấm cúng.

Bài nguyên lam
ảnh zhivago

Không gian tiếp khách thân, đèn theo phong cách châu Á với lụa và organza thêu hoạ tiết chuồn chuồn. Vách kệ tivi đơn giản, nhắc lại hoạ tiết chuồn chuồn.

Tâm điểm căn hộ là chiếc ghế thư giãn. Bàn ăn liền kề bếp, được ngăn cách bởi kệ trang trí. Đằng sau bức màn lụa là khu vực ngủ và phòng tắm.
source
Binh Hoa Saigon đã chia sẻ một liên kết.
sgtt.com.vn